Hội thi Robot & AI lần V năm 2024

Admin 01/08/2024

1. Thời gian thử sân thi đấu:
– Từ 08h00 đến 11h00 ngày 08/08/2024
– Địa chỉ: Hội Trường Thành Ủy TP Vũng Tàu
( Số 76 Trương Công Định, Phường 3, TP Vũng Tàu )

2. Thời gian thi đấu chính thức:
– Từ 13h00 đến 18h00 ngày 08/08/2024
– Địa chỉ: Hội Trường Thành Ủy TP Vũng Tàu
( Số 76 Trương Công Định, Phường 3, TP Vũng Tàu )

Hội thi Robot AI lần V năm 2024
Hội thi Robot AI lần V năm 2024

Bảng A – Robot đá bóng ( Hội Thi ROBOT & AI )

  • Độ tuổi 6 – 11 tuổi
  • Hình thức thi đấu Đội nhóm 3 thành viên.
  • Thiết bị sử dụng MRT Series hoặc Huna Science Class
  • Robot dự thi Mỗi đội tự chuẩn bị 3 robot điều khiển
  • Nhiệm vụ Điều khiển robot đưa bóng về khung thành đối phương
  • Thời gian thi đấu 2 phút/1 hiệp/2 hiệp. Nghỉ giữa trận 1 phút

Luật thi đấu:

Kích thước và trọng lượng của Robot:

Kích thước của robot tại ô xuất phát không được vượt quá 25 cm (H) x 25 cm (W) x 25 cm (L).
Robot được phép mở rộng hơn kích thước 25cm x 25cm x 25cm sau khi trận đấu bắt đầu.
Nhiệm vụ: Khi có hiệu lệnh của trọng tài, điều khiển 3 robot của đội mình đưa bóng vào khung thành của đối phương.
Tiêu chí thắng/thua:
– Đội ghi được nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu là đội thắng.
– Nếu hai đội có số bàn thắng bằng nhau hoặc hai đội không ghi được bàn thắng nào trong thời gian thi đấu sẽ tiến hành đá luân lưu cho đến khi tìm được đội thắng cuộc.
Quy định đá luân lưu:
– Mỗi đội có 3 lượt sút bóng.
– Các lượt sút sẽ được hai đội thực hiện xen kẽ nhau.
– Bóng sẽ được trọng tài đặt ở vị trí quy định.
– Robot thực hiện cú sút phải bắt đầu di chuyển ở vòng tròn giữa sân để đánh/đẩy bóng vào khung thành mà không có bộ phận nào của robot vượt qua vạch trắng.
– Mỗi cú sút hợp lệ và đưa bóng vào khung thành thì được tính là một bàn thắng. Kết thúc 3 lượt sút, đội nào có tổng số bàn thắng nhiều hơn sau khi thực hiện loạt đá luân lưu thì sẽ giành chiến thắng.

Lưu ý: Đá luân lưu chỉ sử dụng 1 robot và 1 điều khiển duy nhất cho tất cả các lượt sút. Không có thủ môn. Không dắt bóng.

Bảng B: Thiết kế, Lập trình và Điều khiển Robot “Lập Trình Robot Tự Động” ( Hội Thi ROBOT & AI )

  • Bảng Kỹ Năng Tổng Hợp
  • Cá nhân/ Đồng đội Đồng đội
  • Hình thức Thiết kế chế tạo, Lập trình và Điều khiển vận hành Robot
  • Sản phẩm Robot Hunarobo / MRT 3 / MRT 5
  • Nhiệm vụ Thí sinh chế tạo robot để thực hiện 2 nhiệm vụ trong sân đấu
    Lắp ráp Thí sinh tự chuẩn bị, lắp ráp và lập trình Robot trước thi đấu Thí sinh tự chuẩn bị Pin thi đấu
    Thể thức thi đấu Thi đấu tính điểm
  • Mục đích: Cung cấp một nền tảng cho học sinh thể hiện kỹ năng sáng tạo, đổi mới và lập trình. Học sinh được yêu cầu làm việc cùng nhau như một nhóm để thiết kế và lập trình một robot để thực hiện nhiệm vụ trên sa bàn thi đấu. Bên cạnh đó còn thể hiện được khả năng điều khiển, vận hành robot của thí sinh.
  • Hình thức đăng ký: Thí sinh đăng ký theo nhóm gồm 2 thành viên.

Thiết kế Robot:

– Kích thước của robot không được vượt quá 25cm (Chiều cao) 25cm (Chiều ngang) by 25cm (Chiều dài). Robot được phép mở rộng (về cơ cấu) sau khi trận đấu được bắt đầu.
– Mỗi một Robot chỉ được sử dụng tối đa 02 DC motor, 02 động cơ servo, 05 cảm biến hồng ngoại IR Sensor và 01 Mainboard.
– Thí sinh sử dụng các bộ sản phẩm của Huna, MRT và lập trình trên 01 phần mềm duy nhất là E-Robot.
– Thí sinh phải lập trình để Robot có thể hoàn thành 02 nhiệm vụ cùng 1 lượt thi. (Bám line và điều khiển)
– Thí sinh được phép chỉnh sửa về phần cơ khí của robot (sơn vẽ, gấp), nhưng không được điều chỉnh lại những thiết bị điện tử. Nếu bị phát hiện, thí sinh sẽ bị tước quyền thi đấu ngay lập tức.
– Robot không được gây hư hỏng sân thi đấu hoặc các chướng ngại vật.
– Robot không được phép sử dụng nguồn điện lớn hơn 9V DC (Điện áp một chiều). Nguồn VAC (Điện áp xoay chiều) hoàn toàn bị cấm vì lý do an toàn.
– Robot không được gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đến sân thi đấu cũng như các khu vực xung quanh.
– Robot cần phải được bảo vệ cảm biến của mình để tránh bị nhiễu từ bên ngoài.
– Robot được thiết kế để đẩy hoặc gắp các thùng hàng.

Nhiệm vụ:

Mỗi sân có 2 Robot của 2 đội thi đấu cùng lúc.

Sân thi đấu được chia thành 2 phần thi:

Phần 1: Robot bám line.

– Các đội sẽ bắt đầu bên phần đường line của đội mình.
– Các đội thiết kế và lập trình cho Robot để thực hiện nhiệm vụ bám line trên sân đấu.
– Trên đường line có 5 vật cản, Robot của các đội trên đường di chuyển phải quật ngã được các vật cản để ghi thêm điểm.
– Sau khi hoàn thành hết đường line, robot đứng ở khu vực chờ để chuẩn bị cho phần 2, phần điều khiển.

Phần 2: Điều khiển robot làm nhiệm vụ.

– Tại khu vực chờ trọng tài sẽ phát remote control cho 2 đội.
– Sau khi có hiệu lệnh của trọng tài, 2 đội bắt đầu điều khiển robot thực hiện nhiệm vụ.
– Trên phần sân thứ 2 gồm có 5 thùng hàng: 2 thùng hình tam giác, 2 thùng hình vuông, 1 thùng hình tròn và các chướng ngại vật.
– Mỗi robot sẽ đưa thùng hàng về khu vực có hình dạng tương ứng theo thứ tự sau: 1.Vuông – 2.Tam giác
– Vùng để hàng hình tam giác được đặt trong 4 mặt tường kín phải kích hoạt công tắc để mở cửa.
– Vùng để hàng hình vuông không có tường vây xung quanh, thí sinh cần đặt đúng vị trí.
– Sau khi đã đưa thành công 1 và 2 về đúng vị trí, cả 2 đội bắt đầu tranh chấp thùng hàng hình tròn còn lại.
– Khi thùng hàng cuối cùng được đặt đúng vị trí thì trò chơi kết thúc (đặt trên dốc nghiêng 30 độ).

Thời gian và thể lệ thi đấu

– Thời gian tối đa của mỗi trận đấu là 7 phút
– Chạm và làm ngã chướng ngại vật ở phần thi số 2 bị trừ điểm theo quy định.
– Chạm và làm ngã chướng ngại vật ở phần thi số 1 được cộng thêm điểm theo quy định.
– Thí sinh không mang theo điều khiển từ xa (Remote control) vào phòng thi, vi phạm xem như bị loại, đến lượt thi, thí sinh nhận điều khiển từ xa từ ban trọng tài.
– Thí sinh không được chạm tay vào Robot trừ khi được sự cho phép của trọng tài (lần 1 cảnh cáo và trừ điểm, lần 2 tước quyền thi đấu).
– Trường hợp Robot bị hư hỏng, thí sinh sẽ yêu cầu trọng tài mang Robot ra khỏi sân thi đấu để sửa chữa (thời gian sửa chữa Robot tính vào thời gian thi đấu).
– Thí sinh có 2 giờ để lắp ráp, lập trình robot và thử sân.
– Phần 1 robot bám line (thời gian tối đa 2 phút).
– Phần 2 điều khiển robot làm nhiệm vụ (thời gian tối đa 5 phút).

Phần thi kết thúc khi:

– Các đội hoàn thành xong nhiệm vụ.
– Hết thời gian quy định.
– Thí sinh vi phạm luật thi đấu và nội quy.
– Trường hợp khi 2 đội có số điểm bằng nhau thì sẽ thi đấu hiệp phụ (Đua trên đường line thẳng). Đội có thành tích thi đấu tốt hơn (hoàn thành phần thi phụ trong thời gian ngắn hơn sẽ giành chiến thắng)
– Kết thúc vòng đấu BGK sẽ lựa chọn 4 đội có thành tích xuất sắc nhất tham gia vòng chung kết.

Bảng C1 – Dự án sáng tạo Robotics “An Toàn Giao Thông ( Hội Thi ROBOT & AI )

  • Độ tuổi 6 – 15 tuổi
  • Hình thức thi đấu Đội nhóm (Từ 2-3 thành viên)
  • Thiết bị sử dụng Hunarobo – MRT
  • Nhiệm vụ Thiết kế robot hoặc hệ thống tự động theo chủ đề

Yêu cầu Dự án/robot dự thi:

  • Kích thước và trọng lượng: Không giới hạn kích thước, khối lượng và số lượng chi tiết.
  • Thiết kế hệ thống hoặc robot tự động.
  • Một số nguyên vật liệu khác có thể sử dụng như: camera, cốc giấy, chai nhựa, mô hình 3D … (Lưu ý: Vật liệu chính phải thuộc MRT series và Hunarobo).
  • Yêu cầu gửi hồ sơ dự án trước ngày dự thi:
    Dự án dự thi gửi về email: stemrobotvungtau2017@gmail.com
    Hạn gửi dự án: trước ngày 20/07/2024 Hotline: 0971.054.299
  • Hồ sơ dự án gồm: 3 bức ảnh: 1 ảnh dự án, 1 ảnh nhóm dự thi, 1 ảnh các thành viên chụp cùng dự án; Video giới thiệu về dự án có độ dài từ 1 phút – 3 phút; Cẩm nang giới thiệu dự án.

Thí sinh chuẩn bị cẩm nang giới thiệu dự án của đội. Trình bày ít nhất 2 mặt giấy A4. Các nội dung trong cẩm nang thí sinh có thể tham khảo:

  • Tên đề tài, mục đích thực hiện.
  • Giới thiệu thành viên trong nhóm, nhiệm vụ, đóng góp của từng cá nhân.
  • Tính cần thiết, ứng dụng thực tiễn của dự án.
  • Giới thiệu tổng quan về nội dung, cách hoạt động của dự án.
  • Giới thiệu các câu lệnh, khối lệnh, kiến thức được sử dụng trong bài.
  • Giới thiệu các nguồn tài liệu tham khảo.

Bảng C2 – Dự án sáng tạo Scratch “An Toàn Giao Thông” ( Hội Thi ROBOT & AI )

Chủ đề: An Toàn Giao Thông
Độ tuổi: 6 – 11 tuổi
Đội: Đội nhóm (Từ 2 – 3 thành viên)
Hình thức: Lập trình ứng dụng
Sản phẩm: Lập trình trên nền tảng Scratch
Nhiệm vụ: Thiết kế, lập trình theo chủ đề cho trước
Thể thức thi đấu: Thuyết trình và đánh giá bởi ban giám khảo
  • Mục đích: Phát huy khả năng tư duy, thiết kế, lập trình ngôn ngữ Scratch và kỹ năng thuyết trình của thí sinh phù hợp với chủ đề của cuộc thi.
  • Hình thức đăng ký:
    Thí sinh đăng ký theo hình thức đội nhóm (Từ 2 – 3 thành viên)
  • Yêu cầu về dụng cụ: Thí sinh phải tự chuẩn bị máy tính và các vật dụng liên quan (chuột máy tính, bàn phím phụ, tai phone, tấm lót chuột, sạc, wifi, 3G, 4G……). Ngoài các vật dụng được cho phép trên, thí sinh không được đem theo bất cứ vật dụng nào khác.
  • Luật thi đấu: Thí sinh sẽ có 2 nội dung thi đấu: thi trực tiếp và phần chuẩn bị dự án trước ở nhà.

Phần thuyết trình dự án chuẩn bị ở nhà:
– Thí sinh lập trình dự án trước ở nhà theo chủ đề của Ban Tổ Chức.
– Thí sinh sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền tảng Scratch.
– Thí sinh nộp bản dự thảo bài dự án vào Email stemrobotvungtau2017@gmail.com trước ngày 20/07/2024.
– Thí sinh chuẩn bị cẩm nang giới thiệu dự án của đội. Trình bày ít nhất 2 mặt giấy A4. Các nội dung trong cẩm nang thí sinh có thể tham khảo:
+ Tên đề tài, mục đích thực hiện.
+ Giới thiệu thành viên trong nhóm, nhiệm vụ, đóng góp của từng cá nhân.
+ Tính cần thiết, ứng dụng thực tiễn của dự án.
+ Giới thiệu tổng quan về nội dung, cách hoạt động của dự án.
+ Giới thiệu các câu lệnh, khối lệnh, kiến thức được sử dụng trong bài.
+ Giới thiệu các nguồn tài liệu tham khảo.
+ Vv………………………

Phần thi trực tiếp:
– Trong thời gian chờ thi đấu thí sinh được phép chỉnh sửa và hoàn thiện bài dự án.
– Tới lượt thi đấu thí sinh trình bày dự án và thuyết trình trước BGK.
– Khi thuyết trình, thí sinh được yêu cầu trả lời các câu hỏi của BGK.
– Thí sinh có thể trình bày dự án qua file powerpoint hoặc trình bày trực tiếp qua phần mềm lập trình.
– Mỗi đội có 5-10 phút để trình bày giới thiệu về dự án của mình.
– Ưu tiên thuyết trình bằng Tiếng Anh sẽ được + thêm điểm.
  • Tiêu chí chấm điểm:
Tiêu chí chấm điểm Mức điểm
Phần thi 1:
 Hoàn thành dự án, trò chơi
20
Phần thi 2:
1. Ý tưởng
20
2. Mức độ hoàn thành
10
3. Kĩ năng lập trình
20
4. Kĩ năng thuyết trình
30
5. Thuyết trình bằng tiếng Anh
05
6. Cẩm nang giới thiệu dự án
05
Tổng
110
  • Đối với thí sinh thuyết trình bằng Tiếng Anh yêu cầu có bản dịch nộp về cho ban giám khảo.
  • Tổng điểm của thí sinh là tổng điểm của tất cả các thành viên trong ban giám khảo. Thành tích của thí sinh được xếp hạng theo số điểm đạt được.

Bảng C3 – Dự án sáng tạo Python “An Toàn Giao Thông”

Chủ đề: An Toàn Giao Thông
Độ tuổi: 12 – 15 tuổi
Đội: Đội nhóm (Từ 2 – 3 thành viên)
Hình thức: Lập trình ứng dụng
Sản phẩm: Lập trình trên nền tảng Python.
Nhiệm vụ: Thiết kế, lập trình dự án theo chủ đề cho trước
Thể thức thi đấu: Thuyết trình và đánh giá bởi ban giám khảo
  • Mục đích: Sử dụng ngôn ngữ lập trình Python để tạo nên 1 dự án mang tính thiết thực cho đời sống con người, xã hội liên quan tới chủ đề cuộc thi.
  • Hình thức đăng ký:
    Thí sinh đăng ký theo hình thức đội nhóm (Từ 2 – 3 thành viên).
  • Yêu cầu về dụng cụ: Thí sinh phải tự chuẩn bị máy tính và các vật dụng liên quan (chuột máy tính, bàn phím phụ, tai phone, tấm lót chuột, sạc, wifi, 3G, 4G……). Ngoài các vật dụng được cho phép trên, thí sinh không được đem theo bất cứ vật dụng nào khác.
  • Luật thi đấu: Thí sinh sẽ có 2 nội dung thi đấu: thi trực tiếp và phần chuẩn bị dự án trước ở nhà.
    Phần thuyết trình dự án chuẩn bị ở nhà:
    – Thí sinh lập trình dự án trước ở nhà theo chủ đề của Ban Tổ Chức.
    – Thí sinh sử dụng ngôn ngữ lập trình trên nền tảng Python.
    – Thí sinh được phép sử dụng các module API hoặc các platform có AI cần thiết để lập trình sản phẩm (ví dụ: module Speech_recognition, module Eyedea recognition, module pyttsx3, module tensorFlow, module Pandas, module pytorch,…)
    – Thí sinh nộp bản dự thảo bài dự án vào Email stemrobotvungtau2017@gmail.com trước ngày 20/07/2024.
    – Thí sinh chuẩn bị cẩm nang giới thiệu dự án của đội. Trình bày ít nhất 2 mặt giấy A4. Các nội dung trong cẩm nang thí sinh có thể tham khảo:
    + Tên đề tài, mục đích thực hiện.
    + Giới thiệu thành viên trong nhóm, nhiệm vụ, đóng góp của từng cá nhân.
    + Tính cần thiết, ứng dụng thực tiễn của dự án.
    + Giới thiệu tổng quan về nội dung, cách hoạt động của dự án.
    + Giới thiệu các câu lệnh, khối lệnh, kiến thức được sử dụng trong bài.
    + Giới thiệu các nguồn tài liệu tham khảo.
    + Vv………………………
    Phần thi trực tiếp:
    – Trong thời gian chờ thi đấu thí sinh được phép chỉnh sửa và hoàn thiện bài dự án.
    – Tới lượt thi đấu thí sinh trình bày dự án và thuyết trình trước BGK.
    – Khi thuyết trình, thí sinh được yêu cầu trả lời các câu hỏi của BGK.
    – Thí sinh có thể trình bày dự án qua file powerpoint hoặc trình bày trực tiếp qua phần mềm lập trình.
    – Mỗi đội có 5-10 phút để trình bày giới thiệu về dự án của mình.
    – Ưu tiên thuyết trình bằng Tiếng Anh sẽ được + thêm điểm.
  • Tiêu chí chấm điểm:
Tiêu chí chấm điểm Mức điểm
Phần thi 1:
 Hoàn thành dự án, trò chơi
20
Phần thi 2:
1. Ý tưởng
20
2. Mức độ hoàn thành
10
3. Kĩ năng lập trình
20
4. Kĩ năng thuyết trình
30
5. Thuyết trình bằng tiếng Anh
05
6. Cẩm nang giới thiệu dự án
05
Tổng
110
  • Đối với thí sinh thuyết trình bằng Tiếng Anh yêu cầu có bản dịch nộp về cho ban giám khảo.
  • Tổng điểm của thí sinh là tổng điểm của tất cả các thành viên trong ban giám khảo. Thành tích của thí sinh được xếp hạng theo số điểm đạt được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *